chat_skype
Go Top
  Login       Register       Cart

Bí ẩn ngôi chùa Trinh Tiết và mỏm đá “tự lớn”

Thursday, 12/07/2012, 05:49 GMT+7

Những năm gần đây, ngành may mặc (MM) ở tỉnh ta có sự tăng trưởng khá ấn tượng, với tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2006-2011 là 31%/năm. Hiện nay, ngành MM đang tiếp tục phát huy lợi thế để bứt phá.

Những năm qua, ngành MM tỉnh ta phát triển mạnh mẽ, với sự ra đời của nhiều dự án MM mới và từng bước khẳng định được vị thế, khi phần lớn DN đều ký kết được các đơn hàng xuất khẩu trực tiếp với nước ngoài. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 19 dự án đầu tư nhà máy MM, với tổng công suất 42 triệu sản phẩm/năm (quy áo sơ mi), tổng vốn đầu tư 900 tỉ đồng, giải quyết việc làm cho trên 15.000 lao động. Trong đó, 16 nhà máy đã đi vào hoạt động sản xuất, sản phẩm chủ yếu phục vụ xuất khẩu, với tổng công suất trên 32 triệu sản phẩm/năm, tổng vốn đầu tư 760 tỉ đồng, giải quyết việc làm cho khoảng 13.000 lao động.
Ông Võ Mai Hưng, Trưởng phòng Quản lý công nghiệp (Sở Công Thương), cho biết: MM là một trong những ngành chịu ảnh hưởng gần như trực tiếp và nhiều nhất từ suy giảm kinh tế. Thế nhưng từ đầu năm 2011 đến nay, giá trị sản xuất của các DN MM trên địa bàn tỉnh đạt trên 518 tỉ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 23,8 tỉ đồng, nộp ngân sách 29 tỉ đồng. Ngoài ra, theo báo cáo từ các DN, hiện các DN đã ký kết được các đơn hàng sản xuất đến giữa năm 2012, một số DN có đơn hàng cả năm. Việc trụ vững và phát triển của các DN MM là một tín hiệu vui cho hoạt động sản xuất công nghiệp của tỉnh.

Năm 2012 được dự báo tiếp tục là một năm đầy thách thức đối với ngành MM Việt Nam nói chung và ngành MM tỉnh ta nói riêng, do kinh tế thế giới vẫn còn nhiều bất ổn. Các thị trường xuất khẩu chính của ngành MM là Mỹ, EU và Nhật Bản... tiếp tục các chính sách thắt lưng buộc bụng về tài chính, tiết kiệm chi tiêu. Kinh tế trong nước dự báo sẽ ổn định hơn, nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều khó khăn. Tuy nhiên, với mức tăng trưởng vượt bậc trong năm 2011, năm 2012 tỉnh ta đặt mục tiêu giá trị sản xuất ngành MM tăng trên 20% so với năm 2011. Với các đơn hàng đã được ký kết, dự báo kế hoạch này là có thể thực hiện được. Về lâu dài, nước ta đã là thành viên của WTO, hạn ngạch xuất nhập khẩu sản phẩm MM đã được dỡ bỏ. Việc trao đổi hàng MM được tự do hóa, ngành MM được hưởng nhiều ưu đãi theo cơ chế chung của tổ chức này. Đây là cơ hội để ngành MM cả nước nói chung và của tỉnh ta phát triển. Do vậy, theo quy hoạch phát triển công nghiệp từ nay đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020, tỉnh ta đề ra mục tiêu: Phát triển ngành MM trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của tiêu dùng trong nước. Theo đó, mục tiêu cụ thể mà tỉnh đặt ra là đến năm 2015, ngành MM của tỉnh sẽ phát triển tăng gấp đôi so với hiện nay.
Để thực hiện đạt mục tiêu này, hiện ngoài các chính sách ưu tiên về thu hút đầu tư, về mặt bằng, hàng năm các DN MM trên địa bàn tỉnh còn được hỗ trợ khoảng gần 1 tỉ đồng từ nguồn kinh phí khuyến công để đào tạo lao động. Bên cạnh đó, UBND tỉnh cũng đang có chủ trương tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động đầu tư, nhất là thủ tục cho thuê đất nhằm hạn chế tối đa phiền hà cho DN; có cơ chế, chính sách cụ thể để khuyến khích phát triển công nghiệp phụ trợ ngành MM và thu hút các dự án lớn giúp tăng nhanh giá trị sản lượng cho toàn ngành; tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách cụ thể nhằm khuyến khích các DN MM đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ...


admin